Để khắc phục lỗi không vào được máy khác trong mạng LAN win 10, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về mạng LAN là gì?
Mạng LAN là một hệ thống INTERNET nội bộ bao gồm các tính năng như: Khả năng bảo mật cao, tốc độ đường truyền dữ liệu nhanh chóng và không bị mất phí duy trì. Mạng LAN là một biện pháp tối ưu để tăng tính hiệu quả trong công việc bằng cách chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin, dự án, các tài liệu giữa các máy tính với nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng, đặc biệt hỗ trợ làm việc nhóm và mang tính tập thể rất tốt.
Nếu như bạn không thể lấy được dữ liệu, thông tin, tài liệu … từ những máy khác trong hệ thống mạng LAN. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc của bạn, gây trì trệ, mất kết nối giữa những người cùng dự án, cùng nhóm.
Nguyên nhân là lỗi không vào được máy khác trong mạng LAN do đâu?
Các máy tính trong cùng mạng LAN với nhau gặp thường hay gặp phải tình trạng không tìm thấy dữ liệu, thông tin của các các bên. Nguyên nhân đầu tiên khiến bạn không nhìn thấy các máy khác trong mạng LAN có thể là do cài đặt mạng trong thiết bị máy tính đang ở chế độ kết nối công cộng (tên tiếng anh là Public Network). Để bảo vệ máy tính khỏi người lạ truy cập vào hệ thống, mạng LAN sẽ tự động tắt các tính năng chia sẻ file, máy in nhằm đảm bảo sự an toàn cho bạn.
Cách khắc phục lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 10
Sau khi đã xác định được nguyên nhân chính, bây giờ bạn chỉ cần đổi cài đặt mạng thành Private (riêng tư). Lúc này hệ thống sẽ hiểu rằng bạn đang trong một mạng nội bộ an toàn. Như vậy, máy tính mới cho phép bạn chia sẻ dữ liệu. thông tin, file,…
Kiểm tra máy tính đã cùng lớp mạng chưa
Để khắc phục lỗi không vào được máy khác trong mạng lan win 10 bạn nên xem lại các máy tính có cùng lớp mạng hay không? bằng cách kiểm tra địa chỉ IP của máy tính đang sử dụng và cả máy tính cần tìm trong mạng LAN.
Bước 1: Để thực hiện được việc này, bạn nhấn tổ hợp phím Windows+R -> gõ Cmd -> chọn Enter.
Bước 2: Hộp thoại mới sẽ hiện ra, bạn gõ dòng chữ ipconfig -> nhấn enter để xem mã ip máy tính của bạn.
Chú ý vào dòng có chữa cụm từ IPv4 Address như hình. Nếu máy tính đang sử dụng có IP khác với các máy tính trong hệ thống mạng LAN thì bạn sẽ không thể nhìn thấy. Bạn cần phải đổi mã IP lại cho cùng lớp mạng. Để đổi IP bạn nên gắn chúng vào cùng một modem wifi hoặc chung một switch.
Bước 3: Bạn vào This PC -> Nhấn chuột phải và chọn Properties.
Bước 4: Chọn Change settings.
Bước 5: Chọn Change -> Chọn Workgroup -> Nhấn OK.
Bước 6: Restart lại máy tính và hoàn tất.
Kiểm tra đã cài file và printer sharing for microsoft network chưa
Bước 1: Để xem đã cài tính năng File and Printer Sharing for microsofr Nekwork chưa. bạn nhấn vào mục Start -> chọn Control Panel -> chọn View Network Status and tasks -> nhấp chuột vào Ethernet -> chọn Properties.
Bước 2: Hộp thoại Wireless Network Connection sẽ hiện ra, nhấn chọn mục Install để thiết lập cài đặt:
- Client for microsoft Networks.
- File a and Printer Sharing for Microsoft Networks
- Internet Protocol (TCP/IP).
Kiểm tra thiết lập mạng LAN
Bước 1: Vào biểu tượng Wifi ở góc dưới bên phải, chọn Network & Internet settings.
Bước 2: Chọn Change Connection properties.
Bước 3: Chọn Private và hoàn tất.
Tắt tường lửa win 10
Một cách tiếp theo mà bạn có thể tham khảo để xử lý khi win 10 không kết nối được mạng LAN đó là tắt tường lửa có tên tiếng anh là Firewall. Đây là thành phần rất quan trọng trong hệ điều hành Win 10, nó tác động đến tất cả mọi hoạt động máy tính của bạn và để kiểm soát nó ít nhất bạn phải biết cách bật, tắt tường lửa Win 10 như thế nào.
Thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Vào Control Panel.
Bước 2: Chọn System and Security.
Bước 3: Chọn Windows Defender Firewall.
Bước 4: Chọn Turn Windows Defender Firewall on or off phía bên trái màn hình.
Bước 5: Chọn Turn off Windows Defender Firewall -> nhấn OK để hoàn tất.
Bật Network discovery
Network Discovery windows 10 là một thiết lập cài đặt mạng, nó có thể điều khiển các máy tính khác nếu máy tính đó nằm trên cùng một hệ thống mạng LAN với máy tính của bạn. Nếu Network Discovery được kích hoạt, việc chia sẻ các tập tin và máy tính thông qua hệ thống mạng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn vào biểu tượng Wifi ở góc dưới bên phải -> chọn Network & Internet settings.
Bước 2: Chọn Sharing options.
Bước 3: Chọn Turn on network discovery, Turn on file and printer sharing -> nhấn Save Changes.
Hoàn thành 5 bước trên, bạn có thể thoải mái chia sẻ dữ liệu, máy in qua hệ thống mạng LAN với các máy tính khác.
Hy vọng với bài viết trên đã giúp cho bạn giải quyết được các vấn đề về chia sẻ dữ liệu, thông tin, file trong mạng LAN. Cảm ơn bạn đã theo dõi chúng tôi