Bộ nhớ đệm là gì? Có nên xoá bộ nhớ đệm và cách xoá bộ nhớ đệm như thế nào?

“Bộ nhớ đệm là gì?” là câu hỏi của rất nhiều bạn đọc khi liên hệ với taiphanmem247. Thực tế chúng ta nghe nhiều về “bộ nhớ đệm” nhưng chưa cắt nghĩa cụ thể được thuật ngữ này cũng như vai trò hoạt động của nó ra sao. Nhìn chung đây là một trong những tác nhân nổi trội khiến bộ nhớ của điện thoại hoạt động yếu dần. Nhưng thiết bị nào gần như cũng được cài đặt loại bộ nhớ này. Vậy thực chất bộ nhớ đệm có tác dụng gì đối với chiếc điện thoại của mỗi chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu bài viết chi tiết dưới đây của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Bộ nhớ đệm là gì? Chúng có vai trò gì trong thiết bị?

Bộ nhớ đệm là của CPU (Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm) hay còn được gọi là Cache. Đây là nơi lưu trữ tạm thời những dữ liệu nền. Qua đó giúp bạn mở lại chương trình đó nhanh hơn mà không cần mở lại từ đầu.

Bộ nhớ đệm là những dữ liệu được lưu trữ tạm thời. Nguyên nhân là do quá trình hệ điều hành hoặc ứng dụng hoạt động tạo ra. Về cơ bản đây là một khu vực lưu trữ dữ liệu. Hay còn là các quy trình được sử dụng thường xuyên để truy cập nhanh hơn trong tương lai. Bản chất của hệ thống khi hoạt động gồm các ứng dụng nền nhỏ thực hiện từng chức năng riêng biệt. Các ứng dụng này trong quá trình hoạt động sinh ra dữ liệu đệm gọi chung là bộ nhớ đệm của hệ điều hành.

Bộ nhớ đệm giúp thuận hiện hơn cho người dùng bằng việc lưu lại những dữ liệu nền. Và làm cho trình duyệt load nhanh hơn ở lần truy cập thứ 2. Sử dụng điện thoại một thời gian, bạn có thể thấy rằng. Khi mở trình duyệt trên điện thoại nó sẽ tự load lại toàn bộ trang web ở lần mở cuối cùng mà không cần kết nối mạng.

Có nên xoá bộ nhớ đệm không?

Việc hiểu rõ bộ nhớ đệm là gì là điều trọng khi bạn đang cân nhắc việc có nên xoá chúng đi hay không. Trong điện thoại, bộ nhớ đệm nằm ở Folder Cache của từng ứng dụng cụ thể. Lưu ý, bạn sẽ không thể truy cập để xem Folder khi nó bị ẩn nếu điện thoại của bạn chưa Root. Như vậy, người dùng chỉ có thể xem bộ nhớ cache của từng ứng dụng như Facebook, Messenger, trình duyệt Chrome…

Bộ nhớ đệm hệ thống sẽ tăng lên sau thời gian dài sử dụng. Điều này khiến điện thoại hoạt động chậm hẳn đi. Không còn mượt và nhanh nhạy như thời gian đầu nữa. Vậy có nên xoá bỏ bộ nhớ đệm để khắc phục tình trạng này không?

Trước hết, người dùng cần nắm rõ tình trạng của điện thoại khi xoá bộ nhớ đệm. Thì sẽ như thế nào. Khẳng định rằng, việc xoá cache sẽ không gây ra bất kì rắc rối nào cho quá trình hoạt động của máy. Nhưng có điều việc xoá chúng đi cũng không giúp ích được gì nhiều. Các file được lưu trữ trong đó sẽ cho phép thiết bị truy cập vào các thông tin tham chiếu mà không cần phải khởi tạo lại liên tục.

Nếu bạn xóa cache, hệ thống sẽ phải khởi tạo lại những file này vào lần sử dụng tiếp theo. Tương tự với bộ nhớ cache ứng dụng. Vì vậy, bạn không nên thường xuyên xóa bộ nhớ cache của hệ thống. Nhất là trong trường hợp không có lý do gì. Tuy nhiên đối với những chiếc điện thoại hay máy tính bảng có bộ nhớ trong giới hạn. Nó không hỗ trợ thẻ nhớ thì việc xóa bộ nhớ đệm là điều nên làm thường xuyên.

Bạn nên xoá bộ nhớ đệm trong một số trường hợp cụ thể sau:

  • Các tập tin bộ nhớ cache của ứng dụng bị hỏng, khiến ứng dụng hoạt động sai.
  • Bạn muốn xóa các tập tin có chứa thông tin cá nhân để bảo vệ sự riêng tư của bạn.
  • Điện thoại của bạn sắp hết dung lượng. Bạn lại không muốn xoá ảnh, video hay một vài ứng dụng quan trọng.

Cách xoá bộ nhớ đệm trên Android

Xóa toàn bộ cache của tất cả các ứng dụng

Bước 1: Đi đến phần menu Cài đặt trên điện thoại.

Bước 2: Tìm mục Bộ nhớ rồi nhấn chọn. Bảng thông tin tiếp theo, ta chọn Dọn dẹp tập tin. Lưu ý, mỗi điện thoại sẽ có các tuỳ chọn khác nhau như: Dữ liệu bộ nhớ cache, dữ liệu đã lưu, dọn dẹp tập tin,… Nên các bạn hãy quan sát kỹ để lựa chọn nhé.

Bước 3: Lúc này điện thoại sẽ quét các ứng dụng rác, bộ nhớ cache,… sau đó hiện xác nhận xóa tất cả mọi thứ được lưu trữ trong bộ nhớ đệm. Hãy chọn Xác nhận để xóa.

Xóa cache và dữ liệu của từng ứng dụng

Nếu bạn không muốn xoá bộ nhớ đệm của tất cả ứng dụng. Xoá cache ở một vài ứng dụng không cần thiết thì bạn có thể áp dụng cách thức sau đây:

Bước 1: Đi đến phần menu Cài đặt trên điện thoại → sau đó nhấn vào mục Ứng dụng → tìm tab Tất cả ứng dụng và bấm chọn.

Bước 2: Chọn ứng dụng chiếm nhiều dung lượng. Bạn nên chọn những ứng dụng chiếm nhiều dung lượng nhất để xoá.

Bước 3: Nhấn vào nút Xóa bộ nhớ cache. Nếu thiết bị đang chạy Android 6.0 Marshmallow hoặc mới hơn, bạn sẽ nhấn vào Bộ nhớ và sau đó chọn Xóa bộ nhớ cache.

Để xóa dữ liệu ứng dụng thay vì bộ nhớ cache, chỉ cần chọn Xóa dữ liệu.

Kết luận: Trên đây là phần cung cấp thông tin chi tiết của taiphanmem247 về khái niệm bộ nhớ đệm là gì và cách thức hoạt động, cách xoá cache như thế nào. Hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích từ bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thực hiện thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *