Top 5 cách kiểm tra cấu hình máy tính win 10 – win 7, win 8 [NHANH NHẤT]

Cách kiểm tra cấu hình máy tính win 10, win 7, win 8 trong bài viết dưới đây của taiphanmem247 sẽ giúp bạn đọc biết được sản phẩm laptop, pc dự định mua sắp tới có đúng như cửa hàng hay chuyên viên tư vấn nói hay không. Hoặc đôi lúc bạn cần kiểm tra cấu hình để nâng cấp hoặc sửa chữa chiếc máy tính của mình để tăng hiệu suất làm việc hay chơi game. Và vì sao nên kiểm tra cấu hình máy tính?

Hiện nay có rất nhiều cách kiểm tra cấu hình, kiểm tra phần cứng máy tính mà không cần cài phần mềm hỗ trợ phức tạp, thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các phần mềm có sẵn như CPU-Z hay DirectX, Msinfo32… Mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây mà chúng tôi hướng dẫn để bạn nắm được cách kiểm tra cấu hình máy vi tính siêu nhanh và thực hiện dễ dàng, đơn giản nhất nhé.

Cách kiểm tra cấu hình máy tính trên win 10, win 8, win 7

1. Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng câu lệnh Msinfo32

Đây là cách mình sử dụng nhiều nhất khi muốn kiểm tra cấu hình hay phần cứng của máy tính nào đó, bởi việc sử dụng lệnh Msinfo32 sẽ đem lại nhiều thông tin hơn so với các phần mềm khác. Toàn bộ những thông tin về phần cứng, phần mềm và các thành phần khác, rất thuận tiện mỗi khi mình muốn kiểm tra phần cứng máy tính.

Dưới đây là phương pháp sử dụng chi tiết msinfo32 để kiểm tra cấu hình laptop hay PC của bạn:

♦ Bước 1: Bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ tìm kiếm (Run). Sau đó điền cú pháp msinfo32 sau đó ấn Enter.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng câu lệnh Msinfo32

♦ Bước 2: Khi đó cửa sổ System Infomation hiện lên, ở cột bên phải sẽ thể hiện các thông số cần thiết như phần cứng, phần mềm và thành phần.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng câu lệnh Msinfo32

Tuy nhiên, những thông số trên đều bằng tiếng Anh và nếu bạn không thành thạo ngôn ngữ này thì sau đây mình sẽ giới thiệu cho bạn cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng tiếng Việt rất dễ ở các phương pháp dưới đây.

2. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng tiếng Việt

Như đã đề cập ở cách trên, có rất nhiều bạn đọc không quen sử dụng tiếng Anh gây khó khăn trong quá trình kiểm tra phần mềm máy tính. Do đó, Taiphanmem247 chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc phần mếm Speccy – đây là phần mềm hỗ trợ xem các thông số về phần cứng, phần mềm trên máy tính rất thông dụng, dễ hiểu.

>> Để tải phần mềm truy cập vào đường dẫn sau: https://taimienphi.vn/download-speccy-1091

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm speccy

3. Cách kiểm tra phần cứng máy tính bằng lệnh Computer Properties

Đây là phương pháp dễ hiểu nhất cho bạn đọc, phù hợp với những bạn mới làm quen hay chưa thành thạo sử dụng máy tính. Ngoài ra, cách này cũng có thể sử dụng để kiểm tra trên hầu hết các hệ điều hành như Win 7, Win 8, Win 10, Win Xp,…

Để thực hiện kiểm tra cấu hình laptop, máy tính bàn chi tiết bằng Computer Properties chúng ta làm như sau:

Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Computer hay This PC trên màn hình Desktop.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng propertise

♦ Bước 2: Chọn Properties, cửa sổ thông số hiện lên, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ những thông tin cần thiết phía dưới bao gồm Chip, RAM, ID Windows…

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng propertise

4. Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh DirectX

Đây là câu lệnh mình cũng rất hay sử dụng khi muốn kiểm tra cấu hình, phần cứng của một máy tính nào đó. Phương pháp này có ưu điểm không cần cài đặt phần mềm phức tạp, chỉ cần sử dụng một vài câu lệnh là toàn bộ những thông tin về máy tính của bạn đã hiện ra trước mắt.

Cách sử dụng câu lệnh kiểm tra phần mềm DirectX như sau:

♦ Bước 1: Cũng giống như khi sử dụng câu lệnh Msinfo 32, chúng ta dùng tổ hợp phím Windows + R, sau đó gõ câu lệnh dxdiag vào ô tìm kiếm, ấn Enter

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Directx

♦ Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện lên, mở tab System là bạn sẽ thấy các thông số cơ bản của cấu hình máy tính như RAM, CPU, phiên bản Windows, ngoài ra bạn có thể chuyển sang tab Display để xem thông số CARD đồ họa, dung lượng CARD…

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng câu lệnh directx

5. Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU – Z

Cùng với phần mềm Speccy, CPU – Z cũng là chương trình chuyên dụng, công cụ vô cùng gọn nhẹ, dễ sử dụng để đem đến cho người dùng đầy đủ thông tin để phục vụ xem cấu hình PC, Laptop nhanh nhất.

Cách sử dụng chi tiết như sau:

♦ Bước 1: Tải phần mềm CPU – Z về và cài đặt (Cài CPU – Z tại đây)

♦ Bước 2: Mở phần mềm lên là bạn đã có thể thấy rất nhiều tab và mỗi tab sẽ cho bạn biết chi tiết thông số của máy tính.

♦ Bước 3: Kiểm tra các thông số quan trọng của máy tính

5.1 TabCPU

Ấn vào tab CPU là bạn sẽ thấy được tên CPU, với đặc điểm nổi bật, tốc độ chạy và đặc biệt là bạn sẽ nắm được 2 thông số quan trọng là Cores và Threads (nhân và luồng)

Kiểm tra cấu hình máy tính CPU-Z

Ví dụ: tab trên cho chúng ta biết thêm thông tin về CPU Intel Core i3-7100T, có tốc độ 3.40GHz. 2 thông số Cores và Threads bên góc phải phía dưới biểu thị CPU có 2 nhân 4 luồng xử lý.

5.2 Tab Caches 

Phần này sẽ thể hiện bộ nhớ đệm của CPU

Kiểm tra phần cứng máy tính bằng CPU-Z

5.3 Tab MainBoard

Những thông tin về bo mạch chủ như tên hãng (Manufacturer), mẫu (Model), phiên bản BIOS (Version)…

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng CPU-Z Mainbroad

5.4 Tab Memory

Thông tin của RAM ở tab Memory bao gồm dung lượng RAM là 2GBloại RAM là DDR3 và tốc độ RAM là 399.0 MHz như hình dưới đây:

5.5 Tab SPD

Ở tab này cho chúng ta thông tin về từng khe cắm RAM trên máy tính

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng CPU-Z PSD

Ta có thể kiểm tra chi tiết số lượng khe cắm RAM trên máy tính và thông số của RAM ở từng khe cắm. Nhấn chọn vào mũi tên trỏ xuống tại Slot #1 sẽ xuất hiện danh sách gồm Slot #1 và Slot #2, tuy nhiên đối với từng máy tính khác nhau mà danh sách số lượng này sẽ khác nhau. 

Nếu toàn bộ thông số trên hình đều trắng thì có nghĩa khe cắm RAM này chưa được sử dụng, các thanh RAM không nhất thiết phải cắm vào các khe cắm gần nhau. 

5.6 Tab Graphics

Thông số của xuất hiện trong Tab này thể hiện rõ các thông tin về CARD màn hình của máy tính. Tại giao diện chính của Tab, ấn chọn vào Display Device Selection sẽ xuất hiện danh sách card màn hình của máy tính bạn, bao gồm cả Card Onboard và Card rời.

Card Onboard luôn có ở mọi máy tính, có tên Intel (R) HD Graphics. Còn Card rời không nhất thiết phải có ở trên máy. Máy tôi chỉ có Card Onboard Intel (R) HD Graphics 630 như hình dưới đây.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng CPU-Z Graphics

Chúng ta cùng để ý thống số Size trên hình là 1024MB, thông số đó thể hiện Card Onborad của tôi có dung lượng 1 GB.

5.6 Tab About

Đây là thông số cung cấp thông tin về phiên bản CPU-Z mà bạn đang dùng.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng CPU-Z About

6. Cách kiểm tra thông số phần cứng máy tính bằng PowerShell

Thực hiện các bước sau đây để kiểm tra phần cứng máy tính bằng PowerShell

♦ Bước 1: Trong thanh tìm kiếm Menu Start ở góc trái màn hình, hãy tìm kiếm theo cú pháp PowerShell, sau đó chọn Run as administrator.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng PowerShell

♦ Bước 2: Nhập lệnh Get-ComputerInfo rồi ấn Enter, lúc này cửa sổ thể hiện thống số kỹ thuật sẽ hiện ra như sau:

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng PowerShell

7. Kiểm tra phần cứng máy tính với Command Prompt

Lệnh Command Prompt là một trong những cách nhanh nhất để kiểm tra cấu hình máy tính, thực hiện như sau:

♦ Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của Menu Start, gõ cú pháp command promt, sau đó chọn Run as administrator

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng command promt

♦ Bước 2: Nhập systeminfo và nhấn Enter.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng command promt

Khi đó Command Prompt sẽ hiển thị toàn bộ các thông tin về phần mềm và phần cứng máy tính của bạn như hệ điều hành, RAM, IP mạng…

8. Kiểm tra phần cứng máy tính bằng Control Panel

Thông thường, công cụ Control Panel được sử dụng để thay đổi cài đặt hệ thống hoặc kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt. Nhưng ít ai biết nó cũng có công dụng kiểm tra thông số kỹ thuật máy tính một cách nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:

♦ Bước 1: Trong thanh tìm kiếm của Menu Start, gõ cú pháp Control Panel rồi click vào kết quả phù hợp nhất.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng control panel

♦ Bước 2: Nhấp vào menu Viewby và chọn Large icons hoặc Small Icons.

♦ Bước 3: Nhấp vào System, một cửa sổ mới hiển thị các thông số kỹ thuật về phần cứng của máy tính sẽ được hiện ra.

Kiểm tra cấu hình máy tính bằng control panel

Kinh nghiệm nhận biết cấu hình máy tính mạnh hay yếu sau khi kiểm tra

Sau khi kiểm tra các thông số về cấu hình, để bạn đọc có thể biết được máy tính của mình mạnh hay yếu, từ đó có những phương án nâng cấp máy để phục vụ nhu cầu công việc, giải trí. Taimienphi247 sẽ tổng hợp và chia sẻ những kinh nghiệm nhận biết ngay sau đây, cùng tham khảo nhé.

– Máy tính cấu hình mạnh thường có:

  • Ổ cứng SSD 256GB, RAM 4GB trở lên
  • Chip xử lý Intel Core i3, i5 hoặc chip AMD Ryzen 3 trở lên
  • Card màn hình on-board và card rời

– Máy tính cấu hình yếu thường có: 

  • Ổ cứng HDD, RAM dưới 4GB
  • Chip xử lý Intel Core dưới i3, Celeron hoặc Pentium
  • Chỉ sử dụng Card màn hình on-board

Chắc hẳn khi tham khảo kinh nghiệm trên, bạn đọc đã nắm được cấu hình máy tính của mình mạnh hay yếu rồi đúng không nào? Đối với Laptop, Pc có cấu hình yếu nếu muốn nâng cấp để tăng hiệu suất thì chúng tôi khuyên bạn nên nâng cấp những phần cứng sau:

  • Nâng cấp ổ cứng từ HDD lên SSD
  • Nâng cấp RAM lên 4GB hoặc 8GB
  • Nâng cấp chip xử lý lên tối thiểu Intel Core i3

Với chủ đề bài viết trên là toàn bộ những thủ thuật, cách kiểm tra cấu hình máy tính thích hợp với mọi hệ điều hành (Win 10, Win 8, Win 7, Win Xp…) để đáp ứng nhu cầu của bạn. Hy vọng kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Nếu bạn gặp phải vấn đề gì thì hãy để lại phần bình luận bên dưới nhé, chúng tôi sẽ check bình luận và trả lời đến bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *